Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Lab and Labmates


     Đối với các sinh viên ở Nhật từ bậc đại học trở lên, lab là ngôi nhà chung mà hình như mọi người đều ở đó nhiều hơn ở nhà, nhắc đến lab, ai cũng cảm thấy thân thương và quen thuộc. Mình phải mãi mới làm quen được với cảm giác này, vì trước đến nay chẳng có khái niệm lab, ở nhà, khi đã làm quản lý, đến cái bàn làm việc riêng có khi còn chẳng có nữa là khái niệm lab, nơi dành cho các nhóm students ở từng bậc học làm việc chung.
      Hôm nay vừa lên lab, đã thấy trên bàn có một gói quà đẹp, mình đoán ngay của ai, mở Line ra, trúng bóc, Wang san về nước đã quay trở lại, nhắn tin réo gọi ầm ĩ, qùa này chẳng phải của Wang thì của ai. Vừa trả lời đã nghe tiếng đập cửa rồi Wang san nhiều chuyện vừa bước vào vừa nói như sợ ai nói hết phần… Đúng là trẻ con, nhưng mình phải đi học nên chẳng có thời gian nói chuyện tiếp.
    Tan tiết lên lab, Liu san vui vẻ thông báo, H san a, sensei đã duyệt hết đống sách mà H san muốn mua rồi đó, Liu đã book cho bạn rồi. Mình suýt nữa thì nhảy đến bắt tay Liu san, cảm ơn rối rít, nói mình cần cho nghiên cứu của mình lắm. Nhưng rồi Liu san lại làm mình ngạc nhiên hết sức, lab phải cảm ơn bạn, mình ngớ người ra, Liu san bảo, vì sách của bạn sẽ do văn phòng học bổng của bạn trả, tức la lab không phải bỏ tiền ra mua mà vẫn được sách, mình cũng gật gù, dù sao cũng đỡ cả 7,8 trăm đô tiền sách chứ đâu có ít. Mình nói, Liu san a, vậy mai mốt học xong tôi sẽ phải mang hết đống sách về nước, Liu san kêu oai oái bảo không được.
   Cái bạn Liu này dễ thương lắm, sắp kết hôn với một cô bạn làm cho một tổ chức phi chính phủ đóng văn phòng tại quận miền núi Shimane, cuối tuần nào cũng chạy xe hơn trăm mấy cây số lên thăm hôn thê, thường bảo mình có nhu cầu đi Shimane thì bạn cho quá giang. Hôm trước Liu dẫn mình xuống chỉ cách sử dụng cái máy in phiếu giảm giá cho sinh viên, tiện thế nói rằng từ khi thành staff member thì không còn được dùng phiếu giảm giá nữa, mình nói nếu cần thì mình in cho Liu xài, vì chắc chắc 20 phiếu một học kỳ làm sao mình xài hết. Liu cười hiền nói làm như vậy không tốt, mình thấy bạn ấy sống ở Nhật lâu quá thành người Nhật mất rồi.
  Phòng mình còn một labmate nữa có vợ cũng đang học tiến sĩ về giáo dục, ở cùng khoa, nhưng ngồi phòng đối diện, Raku, vợ bạn ấy đang có bầu, nghe nói sẽ sinh con trai, bạn mừng lắm, ai mà nhiễm bệnh chạy lên lab là bạn ấy đuổi về, vì sợ vợ mình nhiễm bệnh, làm cả lab cười rần rần.
  Lab còn có một bạn Nhật đang yêu một cô tiến sĩ Hàn Quốc, chuyện tình của bạn trở thành đề tài bàn ra tán vào của cả lab vì Nhật và Hàn vốn đang có xung đột, nhưng hai bạn đã đưa gia đình đi gặp nhau và đã làm lễ đính hôn rồi, xem ra lab mình năm tới sẽ được ăn vài cái đám cưới.
  Mấy ngày nay chuyện biểu tình ở Hồng Kông cũng trở thành câu chuyện sôi nổi của lab. Lớp trẻ xem ra nhiều người ủng hộ cho nền dân chủ của HK, chắc cũng là cho tương lai của các bạn.
  Rồi còn chuyện của cái nhà nước Hồi giáo IS nữa, cũng trở thành thời sự của những bạn trẻ ưa chính trị, Wang suốt ngày mặc chiếc áo có chữ LOVE trước ngực, còn khoe với mọi người rằng Just Love can save the world, mọi người thỉnh thoảng xúm vào trêu chọc bạn.
   Mấy hôm nay các bạn trong chương trình bàn sôi nổi về chuyện thực tập. Ben hỏi mình muốn đi đâu trong danh sách địa điểm của chương trình, mình nói chắc đi Nepal quá, có một số bạn cũng muốn chọn Nepal, nhưng giáo sư Kawa có vẻ không muốn mình đến đó lắm. Ông lo ngại cho sự an toàn của mình, ông không cấm mình, nhưng recommend mình nên đi ở Nhật Bản thôi, nhất là Nepal vừa có bão tuyết. Mình vẫn chưa quyết định, nhưng thật lòng cũng muốn đến Nepal,
  Sáng nay vừa ngủ dậy, Czarina đã nhắn tin rủ mình đi mua vé Shinkansen cùng bạn, hai đứa đến đại lý thì người ta vẫn chưa mở cửa, bèn đi vòng vòng chụp một đống hình cùng nhau rồi tự mình tấm khắc khen đẹp.
  Buổi trưa, mình chạy hộc tốc từ IDEC về Letters để học, suýt xô vào Yuki,  bạn Nhật cùng chương trình đến từ Kyoto rất dễ thương và hiền lành, y như cái tên của bạn, trong chữ Kanji có nghĩa là "Tender man", bạn thấy mình học mà chạy lòng vòng khắp các khoa liền khuyên mình, bạn phải chọn tiết giãn ra một chút để có thời gian, ví dụ như tiết 1,3,5 hoặc 2,4,6, như vậy giữa các tiết bạn có thời gian mà thở. Một chuyện đơn giản vậy mà mình cũng quên khuấy đi mất, nhưng thật ra cũng chẳng có nhiều lựa chọn được.
  Hôm nay giáo sư Sakurai dạy về Basic Education cho nhiều bài tập quá, cả lớp có 5 đứa muốn méo cả mặt, nhưng giáo sư rất nghiêm khắc nên chẳng ai dám than trước lớp cả. Đã đăng ký môn học rồi đành phải cố mà theo vậy.
  
  Dù sao mùa thu cũng rất đẹp, làm mọi người có thêm tinh thần học tập.



Bàn làm việc của mình, mình ngồi chung với lab của trưởng lab, Liu san làm trưởng lab, đã ở Nhật gần 10 năm, dễ thương và lịch thiệp. Cậu ta dắt mình đi hai cái phòng rồi mới hỏi mình thích ngồi chỗ nào, phòng này có máy photocopy, và nhất là ít người hơn nên mình phải chọn ngay

Mình mang lên một con gấu để tựa lưng, lúc này trời lạnh, tựa vào nó cũng thấy ấm áp


Cái lab của mình rất bừa bộn, nó để máy in, máy photo và có trưởng lab ngồi nên mọi người hay ra vào, Liu san lúc nào cũng cố gắng dọn dẹp mà chẳng ăn thua. Lab nào cũng có tủ lạnh, microwave và boiler, đói thì ăn, khát thì uống, buồn ngủ thì ngủ, còn tiện hơn ở nhà. Thế nên cuối tuần nào mình cũng ngồi lì ở đây. Lab của mình ở tầng cao nhất của building 1, ngay mặt tiền của Hirodai, nhìn xuống thung lũng Saizo thật đep


Bàn của labmate, bạn này giành ngay cái khung cửa đẹp nhất mà ngồi rồi, bạn này yêu thích nghệ thuật ikebana cắm hoa Nhật Bản, cứ cách vài ngày lại cắm một bình hoa, bạn ấy vứt các loại bình cắm hoa khắp trong lab, nhưng không ai cảm thấy phiền, vì ai mà nỡ phiền với một cô gái yêu hoa như vậy. Suốt ngày cho mình ăn chocolate, ngồi gần bạn ấy thế nào cũng béo ú lên. Bạn rất yêu nghệ thuật, có anh bạn trai cũng nhảy rất đẹp. Mình không thể quên hôm ra mắt lab, bạn ấy và bạn trai đã cùng múa một bản nhạc hiện đại rất quyến rũ.


Chỗ ngồi của mình đã được Liu san trang bị thêm giá sách và đèn led, mình cũng như nhiều bạn khác vứt đồ trên bàn rồi có khi đi cả ngày mà chẳng lo lắng gì cả, lúc nào đói khát lại chạy về lab. Học kỳ trước, mình hay ngồi ở thư viện, nhưng học kỳ này, bắt đầu thấy lab là chốn bình yên rồi, lại ngồi lab nhiều hơn,

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Fall

Thế mà cũng đã nửa năm tròn đã trôi qua rồi. Thời gian trôi qua như dòng nước, nhanh đến nỗi chẳng thể quay lại mà nhìn những thứ đã lướt qua, 
MIG yêu quý đã 4 tuổi rưỡi rồi, mình đã bước vào tuổi 37, cũng đã nếm trải nhiều khoảnh khắc vui vẻ lẫn bất hạnh, nhưng rồi tất cả cũng dần lắng xuống, nhường chỗ cho sự ổn định, cân bằng.
Tuổi tác từ lâu đã không còn là nỗi bận tâm nữa rồi, càng trưởng thành, càng trải nghiệm, mình dường như cảm thấy tinh thần trở nên bình tĩnh và tự tin hơn, tự tin rằng mình sẽ có thêm sức mạnh để vượt qua những nghịch cảnh của cuộc sống, tiếp xúc với nhiều bạn bè, nhiều môi trường, để thấy rằng cuộc sống của mình cũng chưa có gì để phải than phiền hay thất vọng, biết bao nhiêu người khác mong có một vài ngày bình yên cũng chẳng có, biết bao nhiêu người từ Đông sang Tây cũng phải nếm trải hạnh ngộ, chia lìa. Chỉ có rất ít người than vãn kể khổ, còn đa phần rất cương nghị chống chọi lại những thử thách của cuộc sống, Ben, người Mỹ, mới thi đỗ vào chương trình, chỉ kém mình một tuổi, đã bỏ ra gần 20 tuổi trẻ làm việc cho các cộng đồng người kém may mắn từ Lào đến Nigieria, sinh trưởng tại Arizona trù phú thế mà suốt ngày lao động cật lực trên những sa mạc khô cằn của Châu Phi, và sắp tới là những vùng nông thôn của Ấn Độ, theo như bạn mong muốn. Đôi khi, mình nhìn bạn và tự hỏi, điều gì đã thúc đẩy để bạn thực hiện những lý tưởng như thế. Cùng nghiên cứu về giáo dục ở các nước đang phát triển, bạn được phân công về cùng một nhóm với mình, nghe mình kể về kế hoạch dạy dỗ cho con trai mình, bạn cười hiền, vậy bạn nghiên cứu về giáo dục là có động lực lớn rồi, mình cũng nghĩ, ừ, đôi khi mình cứ đi tìm động lực ở đâu ấy.
Wang, bạn cùng lab với mình, cũng nghiên cứu về Fukuzawa Yukichi, nhà cải cách giáo dục vĩ đại của Nhật, có lần nói với mình, càng nghiên cứu về giáo dục, lại càng không muốn lập gia đình và sinh con, vì sợ nó trở thành vật thí nghiệm. Trời ơi, người Phương Đông và Phương Tây sao mà khác nhau đến vậy, Ben thích làm việc cho các tổ chức NGO, thích ra địa bàn nghiên cứu mà trải nghiệm, còn Wang, thích ngồi đọc sách, ngồi đọc cả ngày, rảnh thì chơi guitar, tập gym, rảnh nữa xuống thư viện gọi mình đi tám chuyện về các nhà cải cách giáo dục của Trung Quốc và Nhật Bản, mình bảo Wang à, phải đi Mỹ đi cho nó khá, chứ ngồi đây là nghiên cứu kiểu nhà nho Trung Quốc thời xưa, không thực tế, không tiến bộ nổi đâu, bạn tán thành lắm. Hôm trước khoe mình đã thi toefl IBT được 90 điểm, mình tròn cả mắt, mình cũng mới chỉ được 80 điểm thôi mà đã tự cho mình là giỏi rồi. Mình khuyến khích Wang, apply hồ sơ đi Mỹ đi, Thầy Kawanishi cũng ủng hộ hết mình. Bạn nói kỳ này cố thi cho được 100 rồi sẽ apply.
Xung quanh mình, nhiều người có lý tưởng hết sức đẹp đẽ, nó khiến cho mình cảm thấy đời sống của mình đôi khi quá chật hẹp làm sao, xoay qua xoay lại chỉ nghĩ đến bản thân và những thứ tẹp nhẹp khác. Nhìn lại nhóm mình, Hiroshi và Yuki nghiên cứu về pin năng lượng mặt trời dành cho những vùng khó khăn, Alam nghiên cứu về ứng dụng hệ thống năng lượng tự nhiên cho các vùng nông thôn ở Bangladesh, Zhang nghiên cứu về chất bán dẫn giá rẻ để tạo ra những thiết bị điện siêu rẻ và an toàn cho các vùng nông thôn, Mori nghiên cứu về hệ thống phân phối hàng hoá đến các hẻo lánh và ngược lại, Yamamoto Fuyo, bạn người Anh gốc Nhật, học kinh tế tại UK, nghiên cứu về việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo qua những mô hình kinh tế nhỏ thực dụng, He nghiên cứu về bảo vệ các khu vực sinh thái và phát triển kinh tế du lịch sinh thái giúp các vùng nông thôn miền núi phát triển, Soulixay nghiên cứu về phát triển kinh tế bền vững cho các vùng nông thôn, Zulhal nghiên cứu về ứng dụng bộ cảm ứng trên các cây cầu để giúp nhận biết quá tải hay các tai nạn khác liên quan đến hệ thống cầu đường, Ben lúc nào cũng mong giúp các trẻ em ở Châu Phi và Ấn Độ được đến trường... Trong nhóm này, trừ Zhang, Mori và Zulhal là còn trẻ, phần lớn mọi người đã có thâm niên đi làm, Yamamoto bây giờ trở thành người lớn nhất trong nhóm, 40 tuổi, con gái duy nhất của chị đã 12 tuổi, vậy mà chị vẫn không ngừng mong muốn học hành, thật đáng ngưỡng mộ. Lần đầu tiên đọc tên của chị, mình nghĩ chị là người Nhật, nhưng hoá ra người lại giống hệt người Anh, hỏi mới biết ba của chị là người Nhật.
Phải chăng ở các nước phát triển, khi đã được hưởng các tiện nghi đầy đủ rồi, người ta có xu hướng nghĩ đến những người khó khăn hơn mình, người ta động lòng trước những thảm cảnh của thế giới xung quanh. Cho nên bao nhiêu học bổng trên thế giới này đều đến từ những nước phát triển, các nhà từ thiện, những người làm trong các tổ chức NGO, và những tổ chức từ thiện khác trên thế giới đều đến từ những nước phát triển. Người Nhật cũng vậy, giờ họ đổ tiền vào nghiên cứu những vùng kém phát triển như một cách làm cân bằng thế giới này. Nhìn lại nhóm bạn học bên này cũng vậy, những đứa nhà tư sản có gốc học hành, có vẻ học hành còn nghiêm túc hơn cái đám con ông cháu cha mới thoát thân bần hàn lên, tinh thần giúp đỡ người khác, hào sảng với bạn bè cũng hơn nhiều,
Dẫu sao, được đến một nền kinh tế thứ hai của thế giới, cho dù bây giờ là thứ ba của thế giới, để học hành và gặp gỡ mọi người, cũng thật là chuyện đáng vui mừng.
Nhưng tiếp xúc nhiều rồi cũng thấy quả là con người bản tính khó dời, hôm trước có gặp một người qua đây, tự xưng là đã ở Nhật gần 7 năm trước đây, nhưng bản tính thì vẫn nhỏ nhen tủn mủn y như cái loại người quen phải sống trong khó khăn, chụp giật lâu dài rồi, cho dù họ đã khá giả lên gần đây, nhưng không sao bỏ được cái xương cốt là như thế, kênh kiệu, giả tạo đến nỗi mình không thể nghe hết một nửa câu chuyện của họ. Mình với Hà ngồi nhìn nhau khó chịu, bảo nhau sao lại có cái thứ người sang đây lâu như thế mà chẳng học được tí nào tính trung thực, lịch thiệp của người Nhật?
Hôm qua có tiệc bên Ikenoue chào đón các thành viên mới, cả gia đình Hà kéo nhau qua, con bé Nghé 5 tuổi cứ quấn lấy mình mà nói chuyện, làm mình nghĩ đến khi mình còn nhỏ, trẻ em hàng xóm vẫn quấn lấy mình và cậu Hoàng, có lẽ mình có duyên với trẻ con thật, mình bảo con bé, giá mà bác có thể mang em MIG qua đây chơi với con nhỉ, hẳn con sẽ rất thích em cho mà xem, em chơi lành tính, không đánh người khác, cũng không giành đồ chơi, lại rất đàn ông con trai, dũng cảm, con bé có vẻ rất tiếc, mình dẫn con bé đi loanh quanh khu common room, hái cho nó mấy loại hoa mà nó thích, nó phúc hậu giống Hà, lại ước gì có thể có một đứa con gái như thế, tha hồ cột nơ, làm đẹp cho con, MIG chắc cũng sẽ rất vui. Nhìn con bé, mình lại nhớ MIG cồn cào.
Học kỳ này mình học nhiều môn bên khoa Giáo dục, họ cho tài liệu nhiều vô kể, thầy cô cũng nghiêm khắc hơn hẳn những khoa khác, không hổ danh đây là khoa nổi tiếng bậc nhất của trường Hiroshima, học kỳ vừa rồi, giáo sư Nakaya bên Education dạy có một môn mà nửa lớp bị điểm B, một giáo sư khác đánh cho nửa lớp điểm C, 1/2 còn lại điểm B, mình may mắn trót lọt khỏi hai khung điểm này. Có lẽ vì mình đã biết học cho bản thân mình chứ không học cho điểm. Ông giáo sư bảo report 2000 chữ, tức khoảng 4 trang mà mình xem lại, mình viết tới 8 trang, có sử dụng những báo cáo mới nhất trong các tạp chí khoa học, chắc vì vậy mà ông đặc biệt chiếu cố cho mình. Nhưng học kỳ này có tới 3 môn bên Education, tài liệu mới có 2 tuần học mà in ra chất ngất cả bàn làm việc trên lab, không biết làm sao đọc cho kịp đây.
Hôm nay lại phải viết report đầu tiên cho một môn Technology, mới đầu học kỳ mà đã quay cuồng rồi,
Lại còn mấy cái report cho các seminar nữa, vẫn chưa viết bài để up lên system, cứ tưởng học kỳ II này quen với nhịp công việc rồi, mà vẫn vắt chân lên cổ.... 
Sáng nay lên trường gọi cho con trai để khoe cái lab bừa bộn của mình và khoe cái sân trường đầy lá đỏ, tiếc là máy của bác Nhiệm chẳng có face time hay skype gì cả, lần sau về phải mua cho ông bà một cái máy iphone để gọi về cho thuận lợi,
Từ cửa số lab, nhìn xuống Saizo thật là thanh bình, những ngày mùa thu trời thật trong trẻo, nhiệt độ từ 15 đến 18 vào giữa trưa, thật tuyệt vời. Thỉnh thoảng bỗng nhận ra, Higashi giờ đây đã trở thành một phần thân thiết trong cuộc sống của mình,